Kết quả tìm kiếm cho "khu vực sông Vàm Cái Hố"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 211
Trong bối cảnh thị trường việc làm đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch, An Giang nổi lên như một trong những điểm sáng ở miền Tây với tốc độ phục hồi kinh tế ấn tượng. Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh An Giang, tỷ lệ người có việc làm năm 2024 tăng 4,8% so với năm trước, đặc biệt là ở các ngành: thương mại- dịch vụ, chế biến thực phẩm, logistics và nông nghiệp công nghệ cao.
Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025-2030” sáng 14/7 tập trung thảo luận các giải pháp, mục tiêu đưa An Giang trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) An Giang được xác định là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Việc sáp nhập tỉnh, mở rộng không gian phát triển, hình thành một tỉnh lớn với địa hình đa dạng “núi - đồng bằng - biên giới - biển đảo”. Đây là lợi thế chiến lược to lớn để hiện thực hóa tầm nhìn: An Giang trở thành trung tâm phát triển năng động của ĐBSCL, hướng tới mục tiêu trung tâm kinh tế biển quốc gia.
Những năm gần đây, diện mạo vùng đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi thay tích cực nhờ các chính sách thiết thực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những ngôi nhà khang trang, đường bê-tông nối dài đến tận phum, sóc và nụ cười rạng rỡ của đồng bào Khmer là minh chứng sinh động cho hiệu quả chính sách đã đi vào đời sống.
Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang đã và đang phát huy hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mùa du lịch hè đã bắt đầu sôi động. Để thu hút khách, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai hàng loạt chương trình kích cầu, cùng các sự kiện, hoạt động kết nối du lịch – văn hóa – thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch.
Là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng vừa có vùng đồi núi; tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100km... An Giang đã và đang khai thác nhiều tiềm năng lợi thế, môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Đó là câu tri ân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong tấm bia ở công viên văn hóa mang tên ông (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng thời khẳng định: ““Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của ông cha ta”. Sự tri ân tiền nhân mở cõi không chỉ gói gọn trong một giai đoạn lịch sử, một cá nhân riêng biệt nào, mà trải dài hàng trăm năm hình thành vùng đất thân thương mang tên “An Giang”.
Xác định thu hút đầu tư, gắn liền với chiến lược phát triển chung tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh An Giang đã tập trung triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, trải thảm mời gọi đầu tư theo hướng thuận lợi, minh bạch. Qua đó, góp phần thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp (DN), sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, tài nguyên, năng lượng, tạo môi trường kinh doanh năng động.
Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định các huyện thường xuyên bị nhiễm mặn tập trung ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
An Giang là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, với nhiều cảnh quan và có tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100km. Đây là đầu mối giao thương quan trọng với Campuchia và các quốc gia tiểu vùng sông Mekong, nên được Chính phủ chọn Khu kinh tế Cửa khẩu An Giang là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng ưu tiên đầu tư thời gian tới, biến nơi đây thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
Năm 2024, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, tỉnh An Giang đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Báo An Giang Online trân trọng giới thiệu 10 sự kiện, dấu ấn nổi bật của tỉnh trong năm 2024.